lời khuyên cho người mới

Nếu Được Quay Ngược Thời Gian, Đây Là 5 Lời Khuyên Mình Dành Cho Bản Thân Khi Bắt Đầu Viết Cách Đây 2 Năm

Nếu được quay ngược về quá khứ để và trở thành người dẫn đường cho cho chính bản thân mình bắt đầu hành trình viết cách đây 2 năm, mình sẽ nói 5 điều sau đây.

Điều số 1: Bạn sẽ không bao giờ biết độc giả thích gì

cho đến khi nhấn nút “Đăng”

Ngồi một chỗ phỏng đoán, nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin không thể đem lại cho bạn câu trả lời chính xác. Muốn biết độc giả quan tâm đến những điều gì và nội dung bạn chia sẻ có hữu ích với họ không, chỉ có một cách là nhấn nút “Đăng” . 

Thêm nữa, nếu bạn chỉ viết và để đó, không chia sẻ công khai với mọi người, dù bạn có viết hay tới đâu, chẳng ai có thể tìm thấy và đọc bài viết của bạn.

Điều số 2: Ban đầu, có thể sẽ không ai quan tâm đến những gì bạn viết

và đó là cơ hội tuyệt vời để bạn trau dồi kỹ năng của mình.

Lúc mới bắt đầu viết, thậm chí còn chưa đăng bài viết, mình đã sợ hãi có người đọc những gì mình viết và đưa ra nhận xét không tốt.

Sự thật là, những bài viết đầu tiên của mình hầu như chẳng có ai like (khi đăng trên fanpage), hoặc một vài like (của bạn bè động viên trên trang cá nhân) chứ đừng nói gì đến share hay comment.

Phần lớn mọi người sẽ không quan tâm đến những gì bạn viết. Điều họ quan tâm là bài viết của bạn giúp được gì cho họ.

Vì vậy, thay vì lo lắng, hãy thử chuyển hướng tư duy thế này.

Thời điểm chưa có nhiều người quan tâm đến những gì bạn viết là lúc bạn có thể hiện bản thân một cách thoải mái nhất mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Bạn có thể viết về những điều mình thích, những gì mình đã học hỏi trên hành trình, những khó khăn mình đã trải qua, những vấn đề mình đã tự giải quyết.

Chắc chắn, sẽ có người trải nghiệm tương tự với bạn, gặp phải vấn đề như bạn, họ sẽ thấy được điểm tương đồng và bắt đầu quan tâm đến bạn. 

Dù họ quan tâm thế nào (kể cả đưa ra nhận xét không tốt) vẫn có nghĩa bạn đã làm tốt.

Vì bạn đã khiến họ quan tâm đến bạn.

Điều số 3: Cách hiệu quả nhất để đánh giá bạn đã làm tốt hay chưa

là thực hành càng nhiều càng tốt, càng lâu càng tốt.

Bởi có như vậy, bạn mới có một cái nhìn khách quan về những gì bản thân cố gắng. Nếu chỉ mới bắt đầu một tuần, hai tuần, khi mà chưa ai biết đến bạn, bạn đã vội đưa ra kết luận về nỗ lực của bản thân, thì kết luận này không đáng tin chút nào. 

Thời gian sẽ cho bạn câu trả lời cho những điều bạn băn khoăn.

Dành một thời gian dài (3-6 tháng) học hỏi, thực hành viết liên tục và theo dõi kết quả bài viết của mình, bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì mình đã làm được. 

Mình đã làm tốt ở chỗ nào, chưa tốt ở chỗ nào, nội dung mình hữu ích với đối tượng nào, họ thường có những băn khoăn gì, mình nên làm gì để thay đổi,…là những điều bạn có thể nhận ra..

Điều số 4: Không phải ngày nào bạn cũng tràn trề năng lượng để viết

Không sao cả. Nghỉ ngơi rồi ta lại tiếp tục.

Bạn bè nói với mình “sao mày lắm chữ thế, cứ ngồi vào bàn là chữ tuôn ra à?” 

Không phải vậy đâu nha.

Đặc biệt vào thời điểm mới bắt đầu, chưa có thói quen viết, mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc viết. Có những ngày buộc bản thân ngồi vào bàn, nhìn vào trang giấy trắng nhưng mình vẫn không biết phải viết gì, làm sao để hoàn thành được một bài viết. Cảm giác cực kỳ chán nản.

Nhưng ngoài ý chí và kỷ luật, đôi khi có thể hơi cứng nhắc, mình nghĩ thi thoảng bạn cũng cần chút mềm mỏng với bản thân. Nếu thực sự sức khỏe không đảm bảo, không có tâm trạng để viết, hay có nhiều công việc quan trọng khác cần giải quyết, hãy cho bản thân nghỉ một ngày. 

Nhưng với người mới, không nên nghỉ quá 2 ngày và sử dụng cách này quá 2 lần trong một tháng vì như vậy, bạn rất khó có thể hình thành và duy trì thói quen viết.

Điều số 5: Việc quan trọng nhất là viết

…nhưng phần lớn mọi người thường quên mất điều này.

Thay vì viết, mình thường xuyên làm những việc khác cho cảm giác như việc viết đang có tiến triển. Đó là tìm tài liệu, đọc tài liệu, xem tài liệu, ghi chép về tài liệu..không hồi kết. Gần đây mình biết “trì hoãn tích cực” là cái tên dành cho tình trạng này. Thay vì làm việc cần làm, bạn kiếm cớ để làm một việc khác có vẻ liên quan nhưng kết quả là bạn vẫn không thể hoàn thành công việc của mình.

Hãy để viết chỉ đơn giản là viết và là một điều gì đó thú vị với bạn. Cầm bút lên, ghi chép những gì bạn đang suy nghĩ trong đầu ra trang giấy. Có thể đó là những dòng nguệch ngoạc không đầu không cuối. Nhưng bạn tìm thấy niềm vui, ý nghĩa, bình yên. 

Sau đó, bạn có thể dành thời gian cho việc biên tập lại những gì đã viết. Lúc này, nếu cần nghiên cứu, hãy cho mình một khoảng thời gian cụ thể (30 phút chẳng hạn) và tuân thủ thời hạn này. Như vậy, bạn có thể viết nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Hy vọng 5 lời khuyên này cũng có ích một phần nào đó cho những ai mới bắt đầu hành trình viết như mình đã từng cách đây 2 năm.

Và nếu bạn có khó khăn cần giúp đỡ, đừng ngại nhắn tin với mình bất kỳ lúc nào nhé.

Khi bạn sẵn sàng, đây là 4 cách mình có thể giúp bạn:

1. Đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí 30 phút với The Introvert Writer để được giải đáp các vấn đề liên quan đến hiểu về bản thân, rèn luyện tư duy, kỹ năng phù hợp để tự tin phát triển bản thân và sự nghiệp.

2. Sử dụng các dịch vụ done-for-you từ The Introvert Writer để rút ngắn hành trình phát triển của bạn. Hiện tại mình đang cung cấp dịch vụ tạo blog cá nhân và dịch vụ viết bài chuyên nghiệp.

3. Tham gia các khoá học online tự học theo tiến độ với chi phí hợp lý giúp phát triển kỹ năng (Kickstart Your Website nhằm phát triển kỹ năng làm blog/website, Writing Online Jumpstart nhằm phát triển kỹ năng viết online).

4. Tham gia các khoá học đồng hành 1:1 (5 khoá chuyên biệt – Write to Success về viết, Dreamer to Blogger về blog, Your Heart Centered Brand về thương hiệu cá nhân, Product Service Blueprint về sản phẩm dịch vụ, Way to Freedom – khoá học đặc biệt chuyên sâu hướng dẫn lộ trình từ A-Z phát triển sự nghiệp tự do) để The Introvert Writer đồng hành cùng bạn phát triển kỹ năng, xây dựng sự nghiệp, tự chủ về thời gian, gia tăng thu nhập và sống đời mơ ước.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top