viết trang giới thiệu

5 Câu Hỏi Đơn Giản Giúp Bạn Viết Trang Giới Thiệu Hấp Dẫn, Ấn Tượng Và Thu Hút Độc Giả

Phần lớn mọi người viết trang giới thiệu (About, About Me, About Us) chia sẻ về bản thân mình.

Nhưng đừng chỉ viết trang giới thiệu chỉ đơn thuần như vài dòng về bạn. Vì sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không thể tận dụng được một trong những trang thường được ghé thăm nhiều nhất trên website. 

Viết trang giới thiệu hiệu quả mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Đây là bước khởi đầu tốt cho một thương hiệu của bạn. Không chỉ vậy, trang giới thiệu giúp bạn kết nối với độc giả, quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình và bước đầu xây dựng được niềm tin bằng cách định vị bạn như một chuyên gia về một lĩnh vực cụ thể trong lòng độc giả.

Thay vì viết nhanh, viết vội, viết cho có, hãy dành nhiều thời gian hơn để viết trang giới thiệu, để làm rõ không chỉ về bạn mà còn về mục đích trang web của bạn, giá trị bạn có thể đem lại cho độc giả và truyền cảm hứng cho họ thực hiện một điều gì đó.. 

Vậy chúng ta nên suy nghĩ về những điều gì và bắt tay vào viết trang giới thiệu như thế nào?

Cùng trả lời cho 5 câu hỏi sau đây để tìm ra hướng đi đặc biệt cho riêng mình nhé!

Trước hết, hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản: “Bạn là ai?”

Đừng chỉ giới thiệu suông tôi tên là gì, tôi bao nhiêu tuổi, tôi đang làm gì. Hãy nghĩ đến một điều gì đó đặc biệt của bạn, nghĩ về câu chuyện cá nhân nào đó của bạn có thể truyền cảm hứng hoặc đem lại sự kết nối với độc giả. Ví dụ, nếu là một người viết, bạn có thể kể lại hành trình của mình từ khi là một người chân ướt chân ráo mới bắt đầu chuyển từ công việc văn phòng nhàm chán sang theo đuổi nghiệp viết, không kinh nghiệm, không kỹ năng, không định hướng cho đến lúc có được thành tựu đầu tiên từ viết lách.

Một câu chuyện ngắn gọn, xúc tích, chứa đựng ý nghĩa, có thể làm nổi bật lên giá trị, mục đích của bạn luôn là điều hấp dẫn độc giả để họ ở lại với bạn và tìm hiểu thêm về bạn.

Bạn và câu chuyện đặc biệt của bạn

Bạn có thể giúp họ trong vấn đề gì?

Sử dụng công thức dưới đây để tìm kiếm câu trả lời:

TÔI GIÚP [AI] [LÀM ĐIỀU GÌ] ĐỂ [ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ HỌ MONG MUỐN]

Ví dụ: 

  • Tôi giúp người làm việc tự do học cách làm việc hiệu quả hơn để có nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình.
  • Tôi giúp người viết vượt qua nỗi sợ hãi, sự tự ti để bắt đầu viết, phát triển kỹ năng viết và xây dựng sự nghiệp từ viết lách.
  • Tôi giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm con đường phù hợp cho mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể suy nghĩ thêm về mục tiêu của mình để tạo ra một “mission statement” truyền cảm hứng cho trang web. 

Ví dụ: 

  • Tôi muốn giúp 1000 người mới bắt đầu vượt qua nỗi sợ hãi, sự tự ti để phát triển kỹ năng và xây dựng sự nghiệp từ viết
  • Tôi đang đi trên hành trình xây dựng một doanh nghiệp mini có trị giá 9 con số và giúp đỡ những người có mong muốn tương tự đạt được ước mơ làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời.
  • Tôi muốn hỗ trợ 10.000 cha mẹ Việt gắn bó và kết nối với con sâu sắc nhờ thực hành trí tuệ cảm xúc trong gia đình. 
Tuyên ngôn của bạn

Bạn giúp họ như thế nào?

Chia sẻ về việc bạn có thể giúp mọi người hoàn thành mong muốn của họ như thế nào là một điều quan trọng bạn không nên bỏ qua khi viết trang giới thiệu.

Bạn có thể giúp họ nâng cao kiến thức bằng những nội dung miễn phí trên blog, hoặc bản tin. 

Bạn có thể giúp họ hiểu rõ hơn về hành trình sắp tới và vạch ra kế hoạch hành động thông qua một buổi tư vấn miễn phí. 

Bạn có thể giúp họ phát triển kỹ năng của mình bằng các khóa học thực tế. 

Bạn cũng có thể đồng hành với họ từng bước từng bước đi đến mục tiêu.

Dù điều đó là gì, hãy chia sẻ thật rõ ràng cách thức bạn có thể giúp họ. Bạn cũng có thể liên kết đến những trang sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Cách thức bạn có thể giúp độc giả

Vì sao mọi người phải tin tưởng bạn?

Hãy cho mọi người những lý do để có thể tin tưởng và theo dõi một người xa lạ như bạn.

Trong cuốn sách The Art and Business of Online Writing“, Nicolas Cole chia sẻ về 3 dạng Credibility (Độ tin cậy) mà chúng ta có thể giới thiệu cho mọi người. 

Perceived Credibility – Tin cậy được ghi nhận. 

Có lẽ là đây là loại credibility hào nhoáng nhất. 

Đó là việc sản phẩm, bài viết, dịch vụ, của bạn đã được xuất hiện trên những tờ báo uy tín, được những người nổi tiếng trong lĩnh vực nhắc đến. Hoặc thực tế là bạn đang có khoảng hàng trăm nghìn người theo dõi trên mãng xã hội. Cũng có thể, bạn có thành tựu, giải thưởng, chứng chỉ nổi bật trong lĩnh vực của mình và bạn kiếm được nhiều tiền từ công việc hiện tại. 

Tuy nhiên, cũng không phải dễ dàng một người mới có được những điều này. 

Implied Credibility – Tin cậy được hiểu ngầm. 

Đó là khi người đọc đọc và trải nghiệm nội dung của bạn, ấn tượng về những gì bạn viết, cách bạn triển khai bài viết, tư duy logic của bạn, thậm chí đơn giản là hình ảnh profile của bạn, hay những gì bạn viết trong phần mô tả bản thân. 

Earned credibility – Tin cậy do nỗ lực mà có

Đó là những điều có thể không lớn lao và hào nhoáng nhưng đem lại sức ảnh hưởng to lớn khiến mọi người tự động đặt niềm tin nơi bạn. 

Ví dụ như mọi người sẽ tin tưởng một người đã viết vài trăm bài viết liên tục trong 1 năm hơn là một người vài tháng mới có một bài. 

Các số liệu khác như đã có bao nhiêu lượt đọc bài viết, bao nhiêu lượt chia sẻ bài viết, bao nhiêu người đánh giá tốt về nội dung bạn chia sẻ cũng là một trong những dấu hiệu thể hiện độ tin cậy của bạn. Và đây chính là điều những người mới bắt đầu gây dựng sự nghiệp có khả năng thực hiện. Bạn cũng có thể đặt những số liệu này vào trang giới thiệu.

Dẫn chứng cho sự tin cậy

Bạn mong muốn họ thực hiện hành động gì?

Đừng bỏ qua cơ hội kêu gọi họ thực hiện một hành động nào đó bạn mong muốn.

Đó có thể là:

Nếu bạn không kêu gọi, mọi người sẽ không bao giờ hành động.

Nếu muốn người đọc làm điều gì, hãy cho họ biết đích xác việc họ cần làm thông qua một nút Call to action (CTA).

Kêu gọi đăng ký bản tin

Tại đây bạn cũng có thể thiết kế một block chia sẻ các cách thức để độc giả có thể dễ dàng liên hệ với bạn.

Cung cấp thông tin liên hệ cho độc giả

Một vài lưu ý nhỏ khi viết trang giới thiệu

  • Trung thực với những thông tin bạn đưa ra cho độc giả.
  • Đừng quảng bá quá nhiều về bản thân, giữ cho câu chuyện của bạn gần gũi và liên quan tới độc giả. 
  • Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
  • Trang giới thiệu nên ngắn gọn, không nên dẫn dắt lòng vòng, đưa ra những thông tin không cần thiết làm tốn thời gian của độc giả.
  • Dẫn link đến những trang khác liên quan trong blog.
  • Sử dụng hình ảnh sắc nét, chuyên nghiệp.
  • Và cuối cùng, bạn hãy nhớ: Không có một công thức chuẩn để viết một trang giới thiệu hoàn hảo, hãy là chính mình và trung thực với những giá trị của mình.

Một vài trang giới thiệu truyền cảm hứng cho bạn

Khi bạn sẵn sàng, đây là 4 cách mình có thể giúp bạn:

1. Đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí 30 phút với The Introvert Writer để được giải đáp các vấn đề liên quan đến hiểu về bản thân, rèn luyện tư duy, kỹ năng phù hợp để tự tin phát triển bản thân và sự nghiệp.

2. Sử dụng các dịch vụ done-for-you từ The Introvert Writer để rút ngắn hành trình phát triển của bạn. Hiện tại mình đang cung cấp dịch vụ tạo blog cá nhân và dịch vụ viết bài chuyên nghiệp.

3. Tham gia các khoá học online tự học theo tiến độ với chi phí hợp lý giúp phát triển kỹ năng (Kickstart Your Website nhằm phát triển kỹ năng làm blog/website, Writing Online Jumpstart nhằm phát triển kỹ năng viết online).

4. Tham gia các khoá học đồng hành 1:1 (5 khoá chuyên biệt – Write to Success về viết, Dreamer to Blogger về blog, Your Heart Centered Brand về thương hiệu cá nhân, Product Service Blueprint về sản phẩm dịch vụ, Way to Freedom – khoá học đặc biệt chuyên sâu hướng dẫn lộ trình từ A-Z phát triển sự nghiệp tự do) để The Introvert Writer đồng hành cùng bạn phát triển kỹ năng, xây dựng sự nghiệp, tự chủ về thời gian, gia tăng thu nhập và sống đời mơ ước.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top